Gặp lại Đoàn Chuẩn trong “Một thời Hà Nội hát” - HỌC VIỆN TÓC HÀ NỘI

Breaking News

Gặp lại Đoàn Chuẩn trong “Một thời Hà Nội hát”

Nằm trong tủ sách Hà Nội trong mắt một người, cuốn du khảo Một thời Hà Nội hát tập trung chủ yếu vào khảo sát sự chuyển hóa đời sống giải trí đô thị Hà Nội giai đoạn bản lề trước và sau 1954, với phần trung tâm là các hoạt động âm nhạc và cái tên Đoàn Chuẩn là một điển hình cho giai đoạn này… Ông hội đủ những yếu tố: tác phẩm, cuộc sống và sự gắn bó với Hà Nội, một đô thị quyến rũ là nơi tồn tại những huyền thoại phố phường, những vẻ đẹp lãng mạn được truyền tụng mà Đoàn Chuẩn là một phát ngôn viên, một sứ giả cho vẻ đẹp ấy.

gap lai doan chuan trong "mot thoi ha noi hat" hinh 1
Du khảo: Một thời Hà Nội hát

Sứ giả của Hà Nội

Nhà văn Nguyễn Trương Quý rất yêu thích những bài hát của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Đoàn Chuẩn viết không nhiều, cả thảy cho đến giờ thống kê được chỉ có 20 ca khúc, trong đó cũng chỉ công bố lúc sinh thời chừng 16 bài. Tuy nhiên, trong số các nhạc sĩ tân nhạc, người có dấu ấn sáng tạo của một tác giả không nhiều, và Đoàn Chuẩn - Từ Linh là cái tên như vậy.

Những bài hát mang một không khí của Hà Nội xưa cũ, một lối sống và quan niệm thẩm mỹ của một thế hệ. Hà Nội trong âm nhạc Đoàn Chuẩn có độ đậm đặc dù không gọi tên trực tiếp, đủ để khiến cho những ca khúc này được coi như đại diện một Hà Nội.

Điều quan trọng khiến nhà văn Nguyễn Trương Quý nhìn thấy qua câu chuyện của Đoàn Chuẩn trong thời điểm bản lề 1954-1956 là sự chuyển hóa của một đô thị thuộc địa sang thủ đô một chính thể mới (mặc dù Hà Nội đã là thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 1945 nhưng thời kỳ tạm chiếm hơn 8 năm vẫn mang màu sắc thuộc địa). Cuộc đời sáng tác và hoạt động âm nhạc của Đoàn Chuẩn vào giai đoạn ngắn này có lẽ là sôi động nhất, gắn với khung cảnh đổi thay của Hà Nội.

Đoàn Chuẩn vô tình là người cuối cùng sáng tác theo xu hướng lãng mạn của tân nhạc ở miền Bắc, và chính ông cũng là chủ rạp Đại Đồng, nơi duy trì các buổi biểu diễn âm nhạc với nhiều bài hát lãng mạn vẫn được biểu diễn xen kẽ các bài hát mới.

Những sự biến động cả về âm nhạc lẫn tình cảm của Đoàn Chuẩn dường như là tấm gương phản chiếu mạch văn nghệ và tâm tình người Hà Nội giai đoạn ấy.

Du khảo: Một thời Hà Nội hát được Nguyễn Trương Quý khởi thảo từ một bài báo đăng trên báo Người Đô Thị số Tết năm 2017. Nhưng rồi những dữ liệu và khảo cứu đã lôi kéo Nguyễn Trương Quý đi đến vài vạn từ rồi trở thành một bản thảo riêng.

Nguyễn Trương Quý chia sẻ: “Việc hoàn thành bản thảo không mất nhiều thời gian, vì đây thực sự là một đề tài tôi tâm huyết và tôi đã theo dõi Đoàn Chuẩn từ lâu. Từ hồi nhạc sĩ còn sống, tôi đã gặp ông nhiều lần.”

Những bất ngờ về Đoàn Chuẩn

Bất ngờ trong quá trình khảo cứu của Nguyễn Trương Quý là đến hơn nửa sáng tác được phổ biến của Đoàn Chuẩn sáng tác sau ngày Hà Nội được tiếp quản, trong đó có những ca khúc rất nổi tiếng vẫn thường được xếp vào những bài hát tiêu biểu mang tên “nhạc tiền chiến” như Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Vàng phai mấy lá, Gửi người em gái miền Nam…

Thời điểm những bài hát ra đời, xã hội miền Bắc và Hà Nội đã có sự chuyển hóa sang đời sống mới, tuy nhiên vẫn bảo lưu những nếp sống quen thuộc của thị thành ảnh hưởng từ lối sống tư sản. Những bài hát phản ánh cả những quan niệm về tình ái ngoài hôn nhân, những điều mà dưới nhãn quan của thời ai cũng phải có “lập trường tư tưởng” thì không được đánh giá cao cho lắm.

PC_Article_Middle

Chẳng hạn bài hát Gửi người em gái miền Nam là một ca khúc được “đặt hàng” từ cuộc vận động sáng tác đấu tranh thống nhất nước nhà vào đầu năm 1956. Dĩ nhiên nó thoát thai từ một trải nghiệm riêng tư, nhưng Đoàn Chuẩn - Từ Linh đã hoàn thiện trong tâm thế hưởng ứng chủ đề thống nhất đất nước. Mặc dù vậy, bài hát này cũng không được may mắn lắm vì vẫn bị coi như “theo lối mập mờ hai mặt hoặc viết theo lối trá hình”, thậm chí bị xem như nguy hiểm.

Bất ngờ nữa là cho đến năm 1954, dường như Đoàn Chuẩn - Từ Linh không phải là một cái tên phổ biến trong làng giải trí và truyền thông. Một vài tác phẩm của Đoàn Chuẩn - Từ Linh chỉ được xuất bản ở một nhà xuất bản ở Hải Phòng do hãng Vạn Vân của gia đình Đoàn Chuẩn đứng ra in số lượng hạn chế vào năm 1953, trong khi không có nhà xuất bản nào ở Hà Nội lúc đó in nhạc của ông cả.

Thêm nữa là việc Đoàn Chuẩn không lập ngôn, không có những luận thuyết chính thức về sáng tác, cho dù ông gây ảnh hưởng lên nhiều thế hệ sau, nhất là các nhạc sĩ ở miền Nam sau 1954. Mặc dù ông sở hữu hẳn một rạp có sân khấu ca nhạc nhưng lại không công bố bài hát nào của mình tại đây.

Điều này khiến cho ông vừa có vẻ tài tử, người dạo chơi qua khu vườn tân nhạc, lại dường như không mấy bận tâm đến việc quảng bá tác phẩm của mình một cách chuyên nghiệp hoặc có tính thương mại.

Về mặt gia đình, cũng là điều tế nhị khi phải bàn đến chất liệu thực của những bài ca Đoàn Chuẩn là những mối tình ngoài hôn nhân, mà dĩ nhiên đều là những mối tình tan vỡ, không đi đến đâu.

Sự bất ngờ có lẽ nằm ở sự êm thuận của gia đình, với sự đảm đang của bà Nguyễn Thị Xuyên, người bạn đời cùng tuổi với Đoàn Chuẩn. Mối quan hệ giữa Đoàn Chuẩn và Từ Linh cũng là một điều đáng nói, phản ánh một quan niệm tri âm tri kỷ của một thời mà người bạn tri kỷ quyết định cả sự nghiệp.

Để nhạc Đoàn Chuẩn lại vang lên ở rạp Đại Đồng

Song song với buổi ra mắt cuốn du khảo Một thời Hà Nội hát, nhà văn Nguyễn Trương Quý cùng các cộng sự cũng tổ chức hai đêm nhạc có tên Chuyện tình tà áo xanh tại rạp Đại Đồng và Ơ Kìa Hà Nội.

gap lai doan chuan trong "mot thoi ha noi hat" hinh 4
Để Đoàn Chuẩn được "sống lại" trong lòng người mến mộ qua đêm nhạc ở chính Rạp Đại Đồng của gia đình ông.

Trong khi đi khảo sát thực địa cho cuốn sách, nhà văn Nguyễn Trương Quý phát hiện ra rạp Đại Đồng nay là trung tâm văn hóa quận Hoàn Kiếm, đã được tu sửa và trong tình trạng khá tốt. Mặc dù ngày nay nó là một sàn nhảy cổ điển, nhưng người phụ trách cũng rất sẵn lòng để cho thuê tổ chức một chương trình ca nhạc. Nguyễn Trương Quý thấy đây là cơ hội tuyệt vời để có thể phục dựng lại không khí của rạp Đại Đồng 63 năm trước, cũng là dịp để tôn vinh những sáng tác của Đoàn Chuẩn ở địa điểm ông từng gắn bó.

Đêm nhạc này sẽ là đêm nhạc của rất nhiều sự tao ngộ, của rất nhiều lần đầu tiên, của rất nhiều hé mở… Những khách mời đặc biệt như: con trai của Đoàn Chuẩn và con trai của Từ Linh, người thân, gia đình, bè bạn… cùng những nhà nghiên cứu: Trần Ngọc Hiếu, Mai Anh Tuấn… Đêm nhạc là nơi góp giọng của ba ca sĩ Trí Trung, Giang Trang, Hoàng Lân và tiếng đàn guitar Hawaii của nghệ sĩ Đoàn Đính…/.

PV/VOV.VN

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi