Di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi viên tịch: "Đừng xây tháp mộ gì cho thầy" - HỌC VIỆN TÓC HÀ NỘI

Breaking News

Di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi viên tịch: "Đừng xây tháp mộ gì cho thầy"

Ngày 22/1, Hoà thượng Thích Huệ Phước, Chánh thư ký Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tân viên tịch vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 22/1 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), tại Tổ đình Từ Hiếu.

Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây 80 năm.

Di nguyện cuối đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi viên tịch: "Đừng xây tháp mộ gì cho thầy" - Ảnh 1.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm nay 95 tuổi, xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu, người thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và nhiều trung tâm tu học khác tại Mỹ, Đức, Hồng Kông, Thái Lan. Sau hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, Thiền sư trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008… Năm 2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan về Việt Nam, trở về Tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng và lưu trú cho đến hôm nay. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư ông Làng Mai có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. 

Di nguyện cuối đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi viên tịch: "Đừng xây tháp mộ gì cho thầy" - Ảnh 2.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục nghìn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục nghìn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư đã gặt hái được nhiều hoa trái trong sự thực tập và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hoá mà Thiền sư trao truyền suốt những thập kỷ qua.

Di nguyện cuối đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi viên tịch: "Đừng xây tháp mộ gì cho thầy" - Ảnh 3.

Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm thư pháp và 145 đầu sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam hồi tháng 4/2021. Ảnh: Hà Tùng Long

Trước đó, tháng 11/2014, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp một biến cố về sức khỏe, được chẩn đoán là tai biến mạch máu não. Sau đó, Thiền sư đã được đưa sang Hoa Kỳ điều trị, sự phục hồi sức khỏe của Thiền sư được cho là "kỳ diệu".

Khi trở về tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng và lưu trú, Thiền sư Thích Nhất Hạnh hàng ngày được các tăng ni chăm sóc, lo việc ăn uống, đi lại. Những ngày thời tiết đẹp, Thiền sư ngồi trên xe lăn đi thiền hành trong khuôn viên chùa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư gửi đến các Chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. 

Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi